Trong giới đầu tư chứng khoán, có rất nhiều thuật ngữ được các chứng sĩ thường xuyên nhắc đến. Room chứng khoán là gì cũng là một trong những câu hỏi phổ biến trong giới đầu tư. Khi nhà đầu tư mới sử dụng bảng chứng khoán cơ sở, họ thường hay thắc mắc về cột room trong bảng điện. Nhiều người còn hiểu lầm room chứng khoán chính là các phòng “phím hàng” của các nhà môi giới chứng khoán.
Trong bài viết hôm nay, DNSE sẽ chia sẻ đến các bạn những khái niệm và thông tin liên quan về Room chứng khoán. Hãy cùng theo dõi nhé.
Room chứng khoán là gì?
Khi nhắc đến Room chứng khoán, những câu hỏi thường đi kèm theo đó là: Room chứng khoán là gì, cổ phiếu kín room ngoại là gì? Sau đây, DNSE sẽ trả lời từng câu hỏi trên.
Room chứng khoán
Room chứng khoán, hay còn gọi là cột room trong bảng giá chứng khoán. Đây là tỷ lệ (%) cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Họ chỉ được phép mua số lượng cổ phiếu đã phát hành theo tỷ lệ (%) tối đa được quy định.
- Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong ngành ngân hàng là: 30%
- Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với các ngành khác là: 49%
Ví dụ: Cổ phiếu HPG khối ngoại được phép sở hữu được thể hiện trên cột room góc bên phải của bảng điện là: 1,083,759.69.
Cổ phiếu kín room ngoại
Cổ phiếu kín room ngoại là những cổ phiếu không công bố tỷ lệ (%) mà room ngoại được đầu tư. Với điều này, các nhà đầu tư cá nhân và nước ngoài sẽ không sẽ không đầu tư căn cứ trên tỷ lệ room ngoại.
Ví dụ: cổ phiếu TCB có cột Room không hiển thị, nghĩa là cổ phiếu này là cổ phiếu kín room ngoại.
Mục đích khi quy định room chứng khoán là gì?
Chứng khoán hết room là gì?
Chứng khoán hết room là hiện tượng khối lượng chứng khoán đã được mua hết, những nhà đầu tư nắm giữ không chịu bán ra. Ngoài ra, tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày vượt quá tỷ lệ cho phép cũng dẫn đến chứng khoán hết room.
Trên thị trường chứng khoán, mỗi cổ phiếu được phát hành đều có quy định về tỷ lệ (%) room chứng khoán trong tổng số lượng được giao dịch. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài không thể mua thêm nếu chứng khoán hết room.
Mục đích của quy định room chứng khoán
Việc quy định room chứng khoán nhằm tránh trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Số room chứng khoán là có giới hạn, khi nhà đầu tư nước ngoài mua hết, họ sẽ không được mua thêm.
Tuy nhiên, cạn room nước ngoài làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Khi cổ phiếu đã hết room, biến động giá sẽ bị giảm mạnh, bởi chỉ còn nhà đầu tư trong nước được phép giao dịch.
Nới room chứng khoán là gì?
Hiểu thế nào về nới room chứng khoán?
Khi cổ phiếu rơi vào trạng thái cạn room, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ trình lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét nới room. Nhằm tăng khối lượng và tăng tỷ lệ (%) cổ phiếu được phép giao dịch.
Ví dụ: Ngày 13/8/2021, SSB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á SeABank) thông báo nới room khối ngoại từ 0% lên 5%. Đồng nghĩa cổ phiếu SSB sẽ không còn là cổ phiếu kín room ngoại.
Tác động của nới room chứng khoán đối với cổ phiếu và thị trường
Đối với những nhà đầu cơ theo tin tức, thông tin nới room chứng khoán chính là thời điểm để mua cổ phiếu. Sự hưng phấn này đẩy giá cổ phiếu lên cao, tạo thành một cái bẫy trên thị trường.
Họ nhầm lẫn về việc nếu nới room, chắc chắn khối ngoại sẽ mua vào. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo những nhà đầu tư hoặc tổ chức nước ngoài sẽ mua thêm sau khi nới room cả.
Khi giá cổ phiếu bị đẩy lên cao, đây chính là lúc khối ngoại chốt lời và các nhà đầu cơ trở nên bán tháo hoảng loạn. Điều này đặc biệt đúng ở TTCK Việt Nam khi dòng tiền mang tính đầu cơ là rất lớn.
Kết luận
Room chứng khoán là tỷ lệ (%) cổ phiếu khối ngoại được nắm giữ. Khi đã mua hết tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng hết room chứng khoán. Việc nới room sẽ tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, tuy nhiên, bẫy thị trường rất dễ xuất hiện. Hy vọng bài viết hôm nay giúp các bạn giải đáp được câu hỏi room chứng khoán là gì. Hãy là một nhà đầu tư thông minh và cẩn thận với những tin tức nới room chứng khoán nhé.
Bảng giá chứng khoán DNSE đã cập nhật một số tính năng mới bao gồm tra cứu chi tiết cổ phiếu, cập nhật diễn biến thị trường,…
VN30 là nhóm cổ phiếu có tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, việc đọc hiểu bảng giá VN30 là rất quan trọng.
Mã chứng khoán là một trong những khái niệm đầu tiên nhà đầu tư cần làm quen khi bắt đầu chơi chứng khoán. Vậy mã chứng khoán là gì? Nó được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Có rất nhiều thuật ngữ mới lạ đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của họ là Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì. Nếu bạn cũng nằm trong những người đang có những câu hỏi tương tự thì bài viết này là dành cho bạn.
Upcom là sàn chứng khoán có số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường. Để bắt đầu làm quen, hãy tìm hiểu về bảng giá Upcom qua bài viết dưới đây.
HNX là một trong hai sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bảng giá chứng khoán HNX.
HOSE là sàn chứng khoán lớn tại thị trường Việt Nam. Đọc hiểu bảng giá chứng khoán HOSE là bước đầu để bạn thành công trên con đường đầu tư.
VNX AllShare là chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thị trường. Vậy chỉ số VNX AllShare là gì? Nó có vai trò như thế nào?
Dư mua dư bán là một khái niệm quan trọng trong chứng khoán mà mọi nhà đầu tư cần hiểu rõ. Vậy dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
Bảng giá chứng quyền là nơi cập nhật tất cả thông tin liên quan về mã chứng quyền, loại chứng quyền, giá hiện hành.
Nhiều nhà đầu tư khi sử dụng bảng điện thường thắc mắc cột room chứng khoán là gì và hay nhầm lẫn giữa room chứng khoán và “phím hàng”.
Chỉ số HNX30 là gì? HNX30 là chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Đầu tư tài chính đang trở thành xu hướng của giới trẻ với nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,…
VN30 là chỉ số của 30 cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), với giá trị vốn hoá thị trường cũng như tính thanh khoản là cao nhất.
Chỉ số VN-Index được tổng hợp và tính toán dựa trên sự biến động giá mỗi ngày của tất cả các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).