Dư mua dư bán là một khái niệm bạn sẽ bắt gặp ngay khi tiếp xúc với bảng giá chứng khoán. Đây là một khái niệm quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần phải hiểu rõ. Vậy dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dư mua, dư bán là gì? Chỉ số này có tác dụng gì
Dư mua, dư bán là gì? Chỉ số này có tác dụng gì

Dư mua, dư bán là gì?

Trên bảng giá chứng khoán, dư mua, dư bán phản ánh tổng khối lượng cổ phiếu đang chờ được khớp lệnh. Khi đặt mua hoặc bán, không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có thể khớp được lệnh tương ứng. Giao dịch chỉ được thực hiện khi mức giá đặt mua lớn hơn hoặc bằng mức giá được chào bán. Do vậy, sẽ có những trường hợp việc mua và bán chưa thể thực hiện do không đạt được sự thống nhất về mức giá.

Cột dư mua, dư bán thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu chưa được khớp lệnh
Cột dư mua, dư bán thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu chưa được khớp lệnh

Trong khi đó, bảng giá chỉ hiển thị 3 mức giá tốt nhất được đặt mua hoặc chào bán. Vẫn còn những mức giá và khối lượng tương ứng khác mà nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch nhưng chưa đạt điều kiện. Lượng cổ phiếu chưa được giao dịch này sẽ được hiển thị tại cột Dư. Trong đó:

  • Dư bán thể hiện lượng cổ phiếu đang được chào bán nhưng chưa có người mua phù hợp.
  • Dư mua thể hiện lượng cổ phiếu đang được đặt mua nhưng chưa có người bán tương ứng.

Sau khi kết thúc phiên giao dịch, số hiển thị tại cột Dư mua, dư bán phản ánh lượng cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.

Cột Dư mua, dư bán chỉ hiển thị trên bảng giá của sàn HNX và UPCOM do 2 sàn này sử dụng công nghệ mới.

Bảng giá sàn HSX không hiển thị tổng khối lượng cổ phiếu chờ khớp bên cột Dư mua, dư bán
Bảng giá sàn HSX không hiển thị tổng khối lượng cổ phiếu chờ khớp bên cột Dư mua, dư bán

Ví dụ về cách tính Cột dư mua, dư bán trên bảng giá chứng khoán

Ví dụ, bạn có thể quan sát mã ADC trong bảng giá dưới đây. Mức giá chào bán tốt nhất đang ở mức 25.000 trong khi nhà đầu tư chỉ muốn mua với mức giá 22.000. Vậy nên không có giao dịch nào được thực hiện với mã ADC vào thời điểm đó (cột Giá và Khối lượng không hiển thị các lệnh khớp). Lúc này, toàn bộ lượng cổ phiếu chưa được khớp lệnh được hiển thị ở cột Dư (với Dư mua là 70, dư bán là 10).

Chỉ số dư mua dư bán (Cột Dư) tại bảng giá chứng khoán DNSE
Chỉ số dư mua dư bán (Cột Dư) tại bảng giá chứng khoán DNSE

Dư mua, dư bán phản ánh điều gì?

Bên cạnh khối lượng được giao dịch thì Dư mua, dư bán cũng là chỉ số thể hiện mức độ thanh khoản của cổ phiếu. Một mã cổ phiếu dư quá nhiều phản ánh lượng cung – cầu không cân bằng. Nếu dư bán nhiều hơn dư mua nghĩa là cổ phiếu đang có cung lớn hơn cầu. Đây đôi khi có thể là dấu hiệu cổ phiếu sẽ xuống giá. Ngược lại, dư mua lớn hơn dư bán cho thấy lượng cầu của cổ phiếu đang lớn. Rất có thể cổ phiếu sẽ tăng giá trong thời gian tới.

Bài viết là chia sẻ của DNSE về Dư mua dư bán trong chứng khoán. Mong rằng qua đây, bạn đã hiểu được dư mua dư bán là gì cũng như ý nghĩa của chúng. Để cập nhật những biến động mới nhất của thị trường, bạn hãy truy cập Bảng giá chứng khoán của DNSE ngay nhé!

banner
banner
Giao dịch chứng khoán trọn đời với Entrade X by DNSE
icon  Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ miễn phí icon  Đầu tư thông minh với Entrade X icon  Không thu phí duy trì tài khoản icon  Mở tài khoản miễn phí trong 1 phút
Tải ứng dụng app-qr
17/12/2022

Bảng giá chứng khoán DNSE đã cập nhật một số tính năng mới bao gồm tra cứu chi tiết cổ phiếu, cập nhật diễn biến thị trường,…

31/5/2022

VN30 là nhóm cổ phiếu có tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, việc đọc hiểu bảng giá VN30 là rất quan trọng.

31/5/2022

Mã chứng khoán là một trong những khái niệm đầu tiên nhà đầu tư cần làm quen khi bắt đầu chơi chứng khoán. Vậy mã chứng khoán là gì? Nó được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

30/5/2022

Có rất nhiều thuật ngữ mới lạ đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của họ là Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì. Nếu bạn cũng nằm trong những người đang có những câu hỏi tương tự thì bài viết này là dành cho bạn.

26/5/2022

Upcom là sàn chứng khoán có số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường. Để bắt đầu làm quen, hãy tìm hiểu về bảng giá Upcom qua bài viết dưới đây.

26/5/2022

HNX là một trong hai sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bảng giá chứng khoán HNX.

26/5/2022

HOSE là sàn chứng khoán lớn tại thị trường Việt Nam. Đọc hiểu bảng giá chứng khoán HOSE là bước đầu để bạn thành công trên con đường đầu tư.

7/4/2022

VNX AllShare là chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thị trường. Vậy chỉ số VNX AllShare là gì? Nó có vai trò như thế nào?

7/4/2022

Dư mua dư bán là một khái niệm quan trọng trong chứng khoán mà mọi nhà đầu tư cần hiểu rõ. Vậy dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

29/12/2021

Bảng giá chứng quyền là nơi cập nhật tất cả thông tin liên quan về mã chứng quyền, loại chứng quyền, giá hiện hành.

23/11/2021

Nhiều nhà đầu tư khi sử dụng bảng điện thường thắc mắc cột room chứng khoán là gì và hay nhầm lẫn giữa room chứng khoán và “phím hàng”.

19/11/2021

Chỉ số HNX30 là gì? HNX30 là chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

20/10/2021

Đầu tư tài chính đang trở thành xu hướng của giới trẻ với nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,…

6/9/2021

VN30 là chỉ số của 30 cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), với giá trị vốn hoá thị trường cũng như tính thanh khoản là cao nhất.

6/9/2021

Chỉ số VN-Index được tổng hợp và tính toán dựa trên sự biến động giá mỗi ngày của tất cả các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).