Bên cạnh hai sàn chứng khoán quen thuộc là HOSE và HNX thì UPCOM cũng là một lựa chọn đầu tư bạn có thể cân nhắc. Đây là sàn chứng khoán có số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường. Để bắt đầu làm quen với sàn này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu về sàn UPCOM và bảng giá sàn chứng khoán UPCOM
Tìm hiểu về Sàn UPCOM
Upcom là viết tắt của “Unlisted Public Company Market”. Đây là thị trường dành riêng cho những doanh nghiệp chưa được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Tuy nhiên, họ đã phát hành chứng khoán và được đăng ký tại Trung tâm lưu ký ((VSD). Sàn UPCOM chịu sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX).
Các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn HOSE và HNX được khuyến khích tham gia UPCOM. Tuy rằng chưa phổ biến và quen thuộc như HOSE hay HNX nhưng sàn UPCOM đang dần chiếm được lòng tin của nhà đầu tư. Đây là sàn có số lượng doanh nghiệp niêm yết nhiều nhất nhưng nhiều mã có tính thanh khoản thấp, rất ít được giao dịch.
Bảng giá chứng khoán sàn UPCOM
Bảng giá chứng khoán UPCOM cung cấp thông tin của các mã chứng khoán trên sàn. Qua đó, bạn có thể nắm được đầy đủ các thông tin như giá trần, giá sàn,… để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Thời gian giao dịch
Tương tự như các sàn khác, sàn Upcom hoạt động chia làm 2 phiên sáng và chiều:
- Phiên sáng: từ 10h – 11h30
- Phiên chiều: từ 13h30 – 15h
Đơn vị giao dịch
- Giao dịch theo lô chẵn từ 100 cổ phiếu/ trái phiếu
- Lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu / trái phiếu được thực hiện bằng cách khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận
- Giao dịch thỏa thuận không áp dụng đơn vị giao dịch
- Giao dịch thỏa thuận và giao dịch theo lô lẻ không được thực hiện vào ngày đầu cổ phiếu niêm yết hoặc ngày đầu giao dịch sau khi bị tạm ngưng 25 ngày.
Các thông tin trên bảng giá chứng khoán UPCOM
Cột hiển thị Mã chứng khoán
Cột mã bao gồm các mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn UPCOM. Một số mã tiêu biểu trên sàn này bao gồm: ABI (CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp), ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP), MCH (Công ty CP Masan và công ty tiêu dùng Masan)…
Cột giá Tham chiếu
Giá tham chiếu (Giá màu vàng) được tính bằng bình quân giá giao dịch của phiên trước đó. Đây là mức giá cơ sở để tính giá trần và giá sàn.
Cột giá trần
Giá trần (Giá màu tím) là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt mua trong ngày. Tại sàn UPCOM, mức giá này cao hơn giá tham chiếu 15%.
Ví dụ, giá TC của mã ABB là 12.10, vậy giá trần là: 12.1 + 12.1 x 15% = 13.9
Với cổ phiếu mới giao dịch ngày đầu hoặc trở lại giao dịch sau 25 ngày, giá trần có thể cao hơn 40% so với giá tham chiếu.
Cột hiển thị giá sàn
Giá sàn (Giá màu xanh lơ) là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt mua trong ngày. Tại sàn Upcom, mức giá này thấp hơn giá tham chiếu 15%.
Ví dụ: giá TC của mã ABB là 12.1, vậy giá trần là: 12.1 – 12.1 x 15% = 10.30
Với cổ phiếu mới giao dịch ngày đầu hoặc trở lại giao dịch sau 25 ngày, giá sàn có thể thấp hơn 40% so với giá tham chiếu.
Cột hiển thị Tsổng khối lượng
Đây là cột biểu thị tổng lượng cổ phiếu được giao dịch trong ngày. Với sàn Upcom, khối lượng thực tế = số hiển thị x 100
Ví dụ: Trên bảng hiển thị khối lượng giao dịch của ABB là 114,90. Vậy khối lượng giao dịch thực tế là: 114,90 x 100 = 11.490 cổ phiếu.
Nhóm cột Bên mua
Cột Bên mua cho biết 3 mức giá mua vào cao nhất trong ngày và khối lượng mua tương ứng. Khi mua, giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.
Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu ABB đang là 11.9, Giá mua 1 là 11.9. Vậy lệnh đặt mua với mức giá 1 được ưu tiên khớp trước. Các lệnh đặt mua với mức giá ≤ 11.9 sẽ cần chờ thêm.
Nhóm cột Bên bán
Cột Bên bán cho biết 3 mức giá bán ra thấp nhất trong ngày và khối lượng bán tương ứng. Khi bán, giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.
Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu ABB đang là 11.9, Giá bán 1 là 12.0. Nếu có lệnh mua với giá ≤ 12.0 thì người đặt lệnh bán với giá 12.0 sẽ được khớp trước.
Nhóm cột Khối lượng khớp lệnh
2 cột Giá và KL ở giữa thể hiện mức giá và khối lượng tương ứng được khớp lệnh. Cột +/- thể hiện mức độ thay đổi của mức giá khớp này so với giá tham chiếu.
Ví dụ: mã ABB đang có giá khớp lệnh là 8.9. Cột +/- hiển thị -0.2 tức mức giá này thấp hơn giá tham chiếu (12.1) là 0.2.
Nhóm cột hiển thị Giá bán
Mục này gồm 3 cột nhỏ hơn là:
- Cao: thể hiện các mức giá cao nhất được giao dịch trong ngày
- Thấp: mức giá thấp nhất được giao dịch trong ngày
- TB: trung bình cộng của mức giá cao nhất và thấp nhất
Cột hiển thị Dư mua và Dư bán
Cột dư mua, dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu mua/bán đang chờ được khớp lệnh. Nếu hết phiên, cột dư mua/bán biểu thị lượng cổ phiếu không được khớp lệnh trong ngày.
Ví dụ: mã AAS đang hiển thị cột Dư mua là 1538,00. Điều tức là đang có 1538,00 đơn vị cổ phiếu (tương ứng 1.528.000 cổ phiếu) đang chờ được khớp lệnh.
Kết luận
Bài viết là chia sẻ của DNSE về những điều cần biết khi đọc bảng giá chứng khoán Upcom. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về sàn UPCOM cũng như cách đọc bảng giá này. Nếu muốn cập nhật những thay đổi mới nhất của thị trường, bạn hãy truy cập Bảng giá chứng khoán của DNSE nhé!
Bảng giá chứng khoán DNSE đã cập nhật một số tính năng mới bao gồm tra cứu chi tiết cổ phiếu, cập nhật diễn biến thị trường,…
VN30 là nhóm cổ phiếu có tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, việc đọc hiểu bảng giá VN30 là rất quan trọng.
Mã chứng khoán là một trong những khái niệm đầu tiên nhà đầu tư cần làm quen khi bắt đầu chơi chứng khoán. Vậy mã chứng khoán là gì? Nó được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Có rất nhiều thuật ngữ mới lạ đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của họ là Giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì. Nếu bạn cũng nằm trong những người đang có những câu hỏi tương tự thì bài viết này là dành cho bạn.
Upcom là sàn chứng khoán có số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường. Để bắt đầu làm quen, hãy tìm hiểu về bảng giá Upcom qua bài viết dưới đây.
HNX là một trong hai sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bảng giá chứng khoán HNX.
HOSE là sàn chứng khoán lớn tại thị trường Việt Nam. Đọc hiểu bảng giá chứng khoán HOSE là bước đầu để bạn thành công trên con đường đầu tư.
VNX AllShare là chỉ số có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thị trường. Vậy chỉ số VNX AllShare là gì? Nó có vai trò như thế nào?
Dư mua dư bán là một khái niệm quan trọng trong chứng khoán mà mọi nhà đầu tư cần hiểu rõ. Vậy dư mua dư bán là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
Bảng giá chứng quyền là nơi cập nhật tất cả thông tin liên quan về mã chứng quyền, loại chứng quyền, giá hiện hành.
Nhiều nhà đầu tư khi sử dụng bảng điện thường thắc mắc cột room chứng khoán là gì và hay nhầm lẫn giữa room chứng khoán và “phím hàng”.
Chỉ số HNX30 là gì? HNX30 là chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Đầu tư tài chính đang trở thành xu hướng của giới trẻ với nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,…
VN30 là chỉ số của 30 cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), với giá trị vốn hoá thị trường cũng như tính thanh khoản là cao nhất.
Chỉ số VN-Index được tổng hợp và tính toán dựa trên sự biến động giá mỗi ngày của tất cả các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).